foto1
Stage Pro-sound
foto1
Stage Pro-lighting
foto1
Tube Amplifier
foto1
Disco Bar
foto1
Karaoke & Bistro Systems
e-mail: soundlightingvn@gmail.com
Phone: +84 903 923 527

MISCELLANEOUS ITEMS

Ai đang truy cập

We have 9 guests and no members online

02918591
Hôm nay
Hôm qua
Tất cả
67
190
2918591

10-09-2024 05:23

Đăng ký/đăng nhập

Thảo luận mới

  • No posts to display.

Tự lắp ráp ampli đèn (DIY your tube amplifier) (1)

            Lắp ráp ampli đèn không phải là chuyện khó. Vấn đề là cần phải biết vài nguyên tắc cơ bản, sau đó là chọn lựa linh kiện cho thật đúng và không hư hỏng. Linh kiện ampli đèn thường lớn nên ít khi hao mòn trong quá trình lắp ráp.

            Dưới đây, tôi sẽ trình bày cho các bạn xem 2 mẫu ampli dễ thực thi nhất, từ dễ tới khó, từ công suất thấp đến cao. Bạn nào có sẵn vật tư, linh kiện, có thể ráp thử ngay để luyện tay nghề cho quen tay trước khi vào mẫu cao cấp. Bạn đừng ngại vật tư sẽ bị hư hỏng khi ráp thử, vì sau này bạn có thể tháo ra để ráp cho những ampli khác mà không có 1 vấn đề nào cả.

            -Schematic #1 6V6:

             Hình trên là 1 nửa sơ đồ (1 channel) của ampli có công suất là 1 đèn 6V6 ráp class A. Nếu chỉ ráp thử, bạn nên bỏ 2 đèn 12AU7 và 6HZ6 dùng cho Preamp out và Mic in không cần thiết lắm. Như vậy, toàn bộ ampli stereo chỉ có 5 đèn, kể luôn 2 bóng 6V6, rất gọn. 

             Biến thế nguồn khoảng 50 watt có cuộn thứ cấp (secondary) vào khoảng 115VAC. Khi đổi sang DC, nó sẽ nhân lên hệ số 1,4 và đã có tải sẽ vào khoảng 150 VDC. Bạn dùng công thức Pmax  =  S x S với P là công suất tính bằng watt, S là tiết diện lõi sắt non E I của biến thế tính bằng cm². 

             -Schematic #2 6L6: 

               Sơ đồ trên là 1 mono main power (không có pre amp), công suất 30w. Nếu bạn dùng để nghe nhạc trong nhà thì công suất này hoàn toàn phù hợp. Tất cả thông số kỹ thuật đều nằm trên sơ đồ này, bạn nào có học qua điện tử đều có thể hiểu được. Tôi chỉ giải nghĩa thêm 1 số từ kỹ thuật tiếng Anh để giúp các bạn hiểu rõ thêm.

               Biến thế nguồn T1: 120 V -> 250 V , 6V3 V. 100watt.

               Lõi sắt non EI tiết diện 1’’ x 2’’ = 2,54 cm X 5,08 cm. Khe quấn dây 5/8’’ = 1,59 cm.

               Bạn quấn theo thứ tự, từ trong ra ngoài. Tôi đổi cỡ dây từ hệ AWG sang hệ metric cho dễ hiểu.

               Cuộn sơ cấp quấn 450 vòng , dây emay cỡ 0.57 mm, chia thành 9 lớp.

               Cuộn thứ cấp đốt tim quấn 27 vòng, cỡ dây 1.29 mm, 1 lớp.

               Cuộn thứ cấp cao thế quấn 1000 vòng, cỡ dây 0.32 mm, 8 lớp.

               Nên để ý, biến thế này có ngõ vào là 120VAC, nếu bạn đổi thành 220V thì chịu khó tính cỡ dây và số vòng theo tỷ lệ tương ứng.

               Biến thế xuất âm T2: 5.000 ohm -> 8 ohm.

               Lõi sắt non giống biến thế nguồn.

               Bạn quấn theo thứ tự, từ trong ra ngoài. 

               1# ¼ cuộn sơ cấp quấn 350 vòng, cỡ dây 0.22 mm, 2 lớp.

               2# ½ cuộn thứ cấp quấn 30 vòng, cỡ dây 1.29 mm, 1 lớp.

               3# ½ cuộn sơ cấp quấn 700 vòng, cỡ dây 0.22 mm, 4 lớp.

               4# ½ cuộn thứ cấp quấn 30 vòng, cỡ dây 1.29 mm, 1 lớp.

               5# ¼ cuộn sơ cấp quấn 350 vòng, cỡ dây 0.23 mm, 2 lớp.

               Đây là cách đấu những lớp dây (layer) theo kiểu sandwich, nhớ đấu cho thật đúng.

               Nối đầu cuộn 1# sang cuối cuộn 5#

               Nối đầu cuộn 5# sang cuối cuộn 3#

               Mối nối giữa cuộn 5# và cuộn 3# là điểm giữa CT ( sẽ nối với B+ 300V).

               Cuối cuộn 1# và đầu cuộn 3# là 2 điểm ra, sẽ nối với 1 anode (plaque) của 2 đèn công suất.

               Hai cuộn thứ cấp thì đấu nối tiếp, 2 đầu trực tiếp ra loa, có thể nối bất cứ 1 đầu nào xuống mass.

               Các bạn ráng tìm lõi sắt từ cho biến thế xuất âm cho thật tốt, nếu đồ cũ thì phải chưa bị cháy lần nào, điều này tối quan trọng vì ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh phát ra. Biến thế nguồn thì yếu hơn chút cũng được.

               Cuộn choke lọc L1: 2 Henry, 300 mA.

               Lõi sắt non EI tiết diện 1’’ x 1’’ = 2,54 x 2,54 cm.

               Quấn 2000 vòng cỡ dây 0.32 mm.

               Tất cả giữa các lớp quấn dây (winding layer) đều phải cách 1 lớp giấy cách điện cao thế mỏng, thật tốt.

               Tất cả tụ lọc và tụ liên lạc đều có điện thế chịu đựng > 400VDC.

               Khi hoàn tất việc lắp ráp, bạn bật nguồn (nhớ trước đó phải gắn loa tải 8 ohm), đợi cho tất cả tim đèn nóng đều (khoảng 1 phút), rồi chỉnh biến trở R4 và đo điện thế ở lưới đèn V2 sao cho bằng 100VDC.

               Dưới đây là sơ đồ layout của những chân đèn trên (Số chân nhìn từ dưới).

            

                Những nguyên tắc quan trọng khi lắp ráp ampli đèn.

                - Không như ampli bán dẫn, những điểm mass thường được nối chung vào nhau và nối mass xuống chassis tại 1 điểm duy nhất. Ở ampli đèn, bất kỳ điểm mass nào cũng phải nối xuống chassis ở điểm gần nhất, chassis bằng nhôm thì phải làm nhiều trạm mass ngay tại chân đèn và các điểm nối mass.. Thí dụ chân cathode của đèn 6L6, nối qua điện trở 150Ω xuống mass ngay tại chân đèn, có thể dùng chân số 6 còn dư làm trạm nối chân điện trở.

                - Dây dẫn điện dùng để nối các điểm, bạn có thể dùng dây mềm, dây càng nhiều sợi nhỏ càng tốt, cỡ dây khoảng 0,8 mm, vỏ bọc thật tốt vì là điện cao thế. Những dây đi song song với nhau, bạn phải xoắn lại với nhau, và quan trọng là sắp xếp sao cho đường dây nối giữa 2 điểm càng ngắn càng tốt, nhiều khi mất thẩm mỹ 1 chút không sao.

                - Không bao giờ đặt bóng đèn pre-amp gần biến thế nguồn, nếu chassis quá nhỏ, bạn phải dùng tấm kim loại để che chắn những đường từ phát ra từ biến thế nguồn. Khi quấn xong, bạn nên dùng lá đồng bao bọc cả cuộn dây và lõi từ (xem hình chụp biến thế ở bài trước).

                - Khi bật nguồn cho ampli chạy, bạn phải nắm chắc ngõ output của biến thế xuất âm đã được mắc loa tải đúng tổng trở (8Ω). Nếu không, sẽ xảy ra trường hợp đánh lửa ở cuộn sơ cấp khi ampli hoạt động, làm hư biến thế ngay tức thì.

                Đến đây là tạm kết thúc bài viết đầu tiên. Không thể viết ra toàn bộ những chi tiết trong khi lắp ráp. Nếu có thắc mắc, bạn cứ comment, tôi sẽ trả lời cụ thể hơn cho từng công đoạn. Chúc các bạn thành công.

               Những bài kế tiếp, tôi sẽ hướng dẫn các bạn lắp ráp 1 main power công suất cao hơn, xử dụng được nhiều loại đèn công suất và biến thế, sự cân chỉnh sẽ rõ ràng hơn.  Sẽ có luôn schematic layout để các bạn dễ tưởng tượng  qui trình lắp ráp. Và cuối cùng là bài viết về cách lắp ráp 1 tube preamp (cái này khó nhất) là hoàn thiện hệ thống hifi của bạn.

 

            # Update 25-03: Tôi đã post thêm 1 số schematic nâng cao dùng tube 6L6. Muốn tham khảo, bạn qua Forum của website: http://www.soundlightingvn.com/FORUM/ .